Hoạt động Activation đang được giới chuyên gia nhận định là một hướng đi mới, mang đến nhiều tiềm năng trong ngành truyền thông và marketing. Vậy Activation là gì Liệu bạn đã biết đến việc có bao nhiêu hình thức tổ chức Activation đạt được hiệu quả là gì chưa? Cùng Central GlobaL Event đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
1. Hoạt động Activation là gì?
Activation là hoạt động kích hoạt thương hiệu, hiểu đơn giản là làm cho thương hiệu của bạn được mọi người biết đến, tăng nhận diện và tương tác của người dùng thông qua một số loại trải nghiệm thương hiệu.
Hoạt động activation thường được diễn ra trong nhiều ngày với hình thức giống nhau với các chương trình khuyến mãi, sampling, quảng cáo cùng đội ngũ PG, PB mặc đồng phục của thương hiệu để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

2. Ưu điểm mà hoạt động Activation mang lại
Activation marketing là một hoạt động đem đến nhiều ưu điểm cho các thương hiệu, doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin của khách hàng thông qua các hoạt động Activation.
- Biết được phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc duy trì phát triển hoặc cải thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Brand Activation còn hỗ trợ doanh nghiệp củng cố vị trí của thương hiệu trên thị trường hoặc mở rộng thị trường kinh doanh.
- Hoạt động Activation giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng mà không cần sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống như TV, Web ads, Print Ads,…

3. Một số hình thức Activation phổ biến
3.1 Experiential marketing – Chiến dịch marketing trải nghiệm
Activation trải nghiệm tức là để người tham gia trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang giới thiệu ngay tại địa điểm tổ chức. Cách thức này được xem là đem lại những trải nghiệm chân thực nhất và có thể tác động sâu sắc đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần có sự sáng tạo trong việc tổ chức và thể hiện được những điểm mạnh của sản phẩm.

3.2 Sampling campaigns – Giới thiệu sản phẩm mẫu
Đây hình thức là phát mẫu thử. Một phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng với những booth trưng bày dựng ở siêu thị, trung tâm thương mại,…Các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức này với mục tiêu thu hút người tiêu dùng, có thể tương tác trực tiếp với họ để trải nghiệm thử chất lượng của sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng.

Với chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ để PG mời chào khách hàng sử dụng sản phẩm mới. Từ đó kích thích nhu cầu mua, sử dụng sản phẩm của khách hàng mục tiêu. Để việc sampling sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng về đối tượng tiêu thụ, địa điểm và cách tặng sản phẩm để có thể ghi dấu trong lòng khách hàng.
3.3 In-store brand activation – Activation tại điểm bán
Đây là cách mà các doanh nghiệp có thể áp dụng hoạt động Activation tại cửa hàng của mình. Người tiêu dùng có thể trải nghiệm hoặc dụng thử sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng. Để gây được ấn tượng với khách hàng, các doanh nghiệp cần có những ý tưởng sáng tạo trong việc tổ chức cũng như thu hút người tiêu dùng đến với cửa hàng của mình.

3.4 Promotional marketing – Tiếp thị khuyến mãi
Những hoạt động khuyến mãi luôn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể tổ chức các hình thức khuyến mãi như tặng quà kèm theo, ưu đãi cho khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết, rút thăm trúng thưởng… Các hình thức khuyến mãi có thể được áp dụng tại các địa điểm bán hàng hoặc các kênh bán hàng online.

3.5 Social Media Engagement – Truyền thông trên mạng xã hội
Hiện nay, hầu như tất cả mọi người đều sử dụng mạng xã hội, từ Facebook, Instagram, Twitter,… Doanh nghiệp muốn tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn thì doanh nghiệp cần kết nối với họ thông qua hệ thống mạng xã hội này.
Hãy chủ động quảng bá rộng rãi về chương trình trước khi tổ chức để có thêm nhiều người biết và đến tham gia. Ví dụ: Đăng tải bài viết trên website, fanpage doanh nghiệp, quảng cáo báo mạng,…Nếu đang cân nhắc về các hình thức Brand Activation thì đừng bỏ qua mảnh đất màu mỡ như mạng xã hội.

3.6 Digital marketing campaigns – Kích hoạt trực tuyến
Hình thức Activation trực tuyến được đánh giá là cách thu hút người dùng rất nhiều. Thông qua đó, bạn có thể nghiên cứu được hành vi khách hàng trên môi trường digital, đồng thời cung cấp cho họ về những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Hình thức này mang đến hiệu quả cao nhờ những ưu điểm nhanh chóng, ít tốn kém và có thể đo lường được.

4. Phân biệt Activation và Brand marketing, Activation và Event
4.1 Activation và Brand marketing

Nhiều thường nghĩ đây là hai hoạt động riêng biệt thế nhưng trên thực tế Activation lại là một hoạt động nằm trong Brand Marketing. Thêm vào đó thì hai thuật ngữ này khác nhau ở chỗ Activation sẽ là sự khởi động để kích hoạt, đưa thương hiệu tới gần hơn với công chúng còn Brand Marketing thì chỉ cả một quá trình xây dựng thương hiệu.
4.2 Activation và Event
Ngoài việc nhầm lẫn giữa Activation và Brand Marketing thì mọi người cũng vẫn hay nhầm lẫn giữa Activation và Event. Tuy đều là tổ chức các hoạt động để hoạt náo và thu hút nhiều người tham dự nhưng hai hoạt động này cũng có đôi chút khác nhau.
Cụ thể, Event là sự kiện tuy nhiên đây chỉ là những sự kiện ngắn hoặc đơn lẻ diễn ra một lần duy nhất còn Activation sẽ là một chuỗi các hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu.

Bài viết trên của đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến hoạt động Activation là gì? Các dịch vụ tổ chức từ Central GlobaL Event chính là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn bởi độ chất lượng từ các thiết bị và sự nhiệt tình chuyên nghiệp đến từ đội ngũ tư vấn viên. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu nhé!